-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Dọn bàn thờ cuối năm như thế nào cho đúng?
Dọn bàn thờ cuối năm như thế nào cho đúng?
Dọn dẹp bàn thờ không phải là một công việc đơn giản, nhất là dịp năm hết tết đến. Bởi lẽ, bàn thờ là nơi thiêng liêng, thờ cúng gia tiên. Chính vì thế, dọn bàn thờ sao cho không phạm là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lưu ý ai cũng nên biết.
Thời điểm nào lau dọn bàn thờ là chuẩn nhất
Nhiều người thường quan niệm, chỉ được dọn ban thờ và tỉa chân nhang sau ngày 23 tháng Chạp khi mà ông Công ông Táo đã về trời. Tuy nhiên, thực tế thì việc dọn dẹp ban thờ là cách bày tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên (cũng giống như chúng ta được ở trong một ngôi nhà khang trang sạch sẽ), vì vậy công việc này cần phải được làm thường xuyên.
Ảnh minh họa
Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho biết: "Với kinh nghiệm nhiều năm, tôi cho rằng, nếu trong năm chân hương quá um tùm chúng ta hoàn toàn có thể chọn những ngày cát lành trong năm để tỉa bớt, điều này giúp tránh hỏa hoạn khi thắp hương. Hơn nữa, chỉnh trang lại bát nhang đẹp để tỏ lòng thành với tiên tổ cũng là điều nên làm. Trong trường hợp không quá nhiều chân hương thì có thể làm vào dịp cuối năm theo lệ cũ phép xưa."
Cách dọn bàn thờ để không bị “tán lộc, động tài”
Trước khi dọn bàn thờ, người dọn thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ.
Sau đó, gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.
Theo điều quan trọng và đáng chú ý nhất là việc lau dọn phải được thực hiện hoàn toàn bằng nước ấm, tuyệt đối không được dùng nước lạnh. Nếu có nhiều bài vị cần phải đổi chậu nước khác, không dùng chung nước để tránh việc bất kính.
Bài vị tổ tiên được lau trước rồi sau đó chuyển sang thu dọn bát hương. Thông thường, người dọn sẽ tỉa chân hương - hay rút chân hương rồi lấy một chiếc thìa nhỏ để xúc từng thìa một đổ tro ra ngoài để tránh nguy cơ "tán tài".
Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật, ta sẽ dùng 7 tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh. Khi tiền vàng cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”.
Ảnh minh họa
Tro trong bát hương có thể được đem đổ ra sông, suối, ao hồ và sau đó thay bằng tro mới hoặc có những gia đình lọc lại tro để dùng tiếp.
Dọn dẹp xong xuôi, người ta có thể lau bàn thờ sạch sẽ bằng khăn sạch và nước ấm.
Sau công đoạn này, gia chủ đặt lại bát hương lên bàn thờ và thắp hương mới. Theo Kiến Thức, việc thắp hương lần đầu này thời trước cũng có một tập tục khá phức tạp là phải thắp 12 nén hương theo vòng tròn như mặt đồng hồ.
Nén đầu cắm ở vị trí 1 giờ và khi cắm hương thì đọc “năm năm đều tốt”. Que thứ hai cắm ở vị trí 2 giờ, khi cắm đọc tháng tháng đều tốt. Que thứ 3 cắm ở vị trí 3 giờ và đọc ngày ngày đều tốt… Cứ như vậy cho đến nén thứ 12 thì xong.
Tuy nhiên, tục này có phần rườm rà và ít người còn thực hiện. Thường sau khi lau dọn xong, gia chủ thắp hương và khấn một lần nữa báo cáo công việc đã hoàn tất đồng thời cầu xin gia tiên phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe bình an là kết thúc công việc lau dọn ban thờ.
*Lưu ý quan trọng khi lau dọn bàn thờ - Chổi quét hoặc khăn lau ban thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng. - Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để lau sạch bàn thờ. - Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương... lau cho sạch. - Điều quan trọng cuối cùng là chúng ta phải làm việc này một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên. |